Thứ Hai, 14 tháng 12, 2009

Sự kiện Đại Lâm - Trình diễn, tại sao không ???


Đầu năm nay, một công ty tư vấn mới thành lập tổ chức hội thảo nhằm giới thiệu hoạt động của mình. Cho rằng việc này đơn giản, công ty không thuê dịch vụ bên ngoài mà tự đứng ra lo liệu.

Do đặt chỗ ở một khách sạn sang nhất nhì ở Sài Gòn nên mọi thứ cần thiết cho hội thảo đã được sắp đặt chu đáo. Nhưng điều mà công ty không dự liệu trước là tính học thuật quá sâu của hội thảo - nhiều giáo sư, tiến sĩ lên đọc những bài tham luận dài lê thê - khiến người nghe khó tiếp thu, trong khi đó thời gian dành cho phần thảo luận lại không còn.


Hội thảo kéo dài đến hơn một giờ chiều, khách tham dự bỏ về gần hết, buổi tiệc trưa của công ty xem như thất bại. Vậy là chi hơn hai trăm triệu đồng (được đánh giá là khá kinh tế) để quảng bá hình ảnh công ty nhưng hiệu quả lại không đạt như mong muốn. Có thể công ty cho rằng một hội thảo được tổ chức trang trọng - thuê địa điểm đắt tiền, nhiều bài phát biểu “nặng ký”, chiêu đãi ăn trưa - sẽ hấp dẫn khách mời. Trong khi đó khách tham dự lại muốn đặt câu hỏi và tranh luận để hiểu sâu về đề tài. Lẽ ra, công ty nên báo cho diễn giả biết trước về đối tượng khách tham dự, đồng thời kiểm soát được thời gian trình bày của các diễn giả để không rơi vào tình thế bị động.

Chị Hương – Giám đốc Nhân sự - Hành chính một công ty Chuyên thực hiện Marketing Trực tuyến sau khi đọc xong bài này đã rất ngạc nhiên bởi hiện nay có khá nhiều công ty tổ chức sự kiện có thể đảm nhận tốt được việc này mà chi phí không tốn kém. “Thay vì việc chi cả trăm triệu đồng mà không thu được hiệu quả thì nên kết hợp với đơn vị tổ chức sự kiện, họ sẽ thiết kế, tổ chức và khoanh vùng đại biểu một cách hợp lí, nhưng quan trọng hơn, họ biết khán giả muốn gì để tư vấn cho người tổ chức, tránh hiện tượng bỏ về gần hết như công ty trên”, chị Hương chia sẻ. Chị kể lại chuyện lần đầu tiên tổ chức sự kiện cho công ty mình, một hội thảo nặng ký nói về cả 3 lĩnh vực: truyền thông, công nghệ và đào tạo, anh Hồng, đến từ Đại Lâm Media đã tư vấn cho chị một kịch bản sự kiện mà đến hơn 50% là sự trình diễn, chỉ có 20% lý thuyết, còn lại là phần hỏi đáp và buffet…Sau sự kiện đó, chị được Ban lãnh đạo đề xuất vị trí mà chị đang làm việc bây giờ. Chị cảm thấy việc doanh nghiệp tự làm sự kiện với những mớ lý thuyết và rất ít trình diễn trong đó có thể tiết kiệm tiền trên mỗi sự kiện, nhưng không hề có sự hiệu quả nào.

Doanh nhân nổi tiếng Woody Allen đã từng nói: “Một nửa cuộc đời chúng ta là sự trình diễn”. Việc trình diễn là 100% kết nối với truyền thông đại chúng. Bạn thấy sao?

Hãy chọn cách trình diễn ấn tượng để đối tác mãi nhớ về bạn!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét