Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2009

Sự kiện Đại Lâm - 10 sự kiện nổi bật nhất châu Á năm 2009 - Kỳ 1

Châu Á trước đại dịch cúm A/H1N1, cuộc bầu cử bước ngoặt ở Nhật Bản, động thái mới liên quan đến Triều Tiên, Iran, Afghanistan, quan hệ hai nước láng giềng Campuchia-Thái Lan, vấn đề kinh tế và vị thế của châu Á… là những sự kiện nổi bật nhất khu vực trong năm nay.

1. Cúm A/H1N1đe dọa châu Á:Mặc dù bùng phát ở Bắc bán cầu hồi tháng 4, nhưng dịch bệnh nhanh chóng lây lan mạnh. Rút kinh nghiệm từ dịch SARS năm 2003, rồi dịch cúm gia cầm sau đó một năm, ngay khi dịch cúm A/H1N1 bùng phát, châu Á đã tăng cường các biện pháp phòng chống. Tuy nhiên, diễn biến của dịch ngày càng nghiêm trọng khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải cảnh báo nguy cơ châu Á trở thành “ổ dịch lớn” của cúm A/H1N1.


2. Sri Lanka giải phóng khỏi LTTE: Tư lệnh quân đội Sri Lanka, Trung tướng Sarath Fonseka ngày 18/5 tuyên bố quân đội nước này đã xóa sổ hoàn toàn lực lượng phiến quân Những con Hổ giải phóng Tamil (LTTE), thống nhất đất nước vốn bị chia cắt bởi cuộc chiến ly khai kéo dài 25 năm qua.

 
Người dân Sri Lanka mừng chiến thắng

3. Triều Tiên thử hạt nhân lần 2 vào ngày 25/5, tiếp theo đó là loạt vụ tên lửa, đơn phương hủy bỏ tất cả các hiệp định ngừng đối đầu chính trị, quân sự với Hàn Quốc. Tuy nhiên, đến tháng 8, hai tuần sau ngày tiếp đón cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và trả tự do cho hai nhà báo Mỹ bị giam về tội xâm nhập lãnh thổ bất hợp pháp,Triều Tiên phát tín hiệu hòa giải với Mỹ.

 
Vụ thử thứ 2 được cho là mạnh hơn nhiều vụ thử đầu tiên năm 2006

4. Khủng hoảng ở Iran: Bùng nổ sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 12/6, khiến dư luận thế giới hết sức quan tâm, làm trầm trọng thêm quan hệ giữa Iran với phương Tây – vốn đang lo ngại về chương trình hạt nhân của nước này. Tehran cáo buộc Mỹ và Anh đứng sau các cuộc nổi dậy phản đối kết quả bầu cử, dọa bắt giữ các nhân viên sứ quán Anh. Ngày 29/6, kết quả chính chính thức xác nhận Mahmoud Ahmadinejad là người chiến thắng.

Bạo loạn đã nổ Iran

5. Afghanistan đang ở thời điểm thử thách: Bầu cử tổng thống tại đây ngày 20/8 bị coi là gian lận trên quy mô lớn, dẫn đến khủng hoảng chính trị rất nghiêm trọng, đặt Afghanistan bên bờ vực của bạo lực và đổ máu và đặt Tổng thống Mỹ Barack Obama trong 2 gọng kìm áp lực: một mặt từ phía công luận không ủng hộ việc Mỹ can thiệp vào Afghanistan; mặt khác phía quân đội lại muốn chi viện ít nhất 40.000 binh sỹ Mỹ cho địa bàn này. Ngày 1/12, Obama tuyên bố chiến lược mới liên quan đến chiến trường Afghanistan, theo đó sẽ gửi thêm 30.000 quân đến vùng chiến này.

 
Hamid Karzai tái cử sau nhiều tranh cãi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét