Thứ Năm, 17 tháng 12, 2009

Sự kiện Đại Lâm - Các loại đèn kỹ xảo

Trên SK chuyên nghiệp ít sử dụng đèn kỹ xảo, thường nó chỉ có ở các Bar, Vũ trường. Cũng có một số có thể áp dụng vào SK để tăng thêm tính đa dạng của AS.

-Đèn Strobe light : Tạo ra ánh sáng như đèn flash để chụp hình nhưng mạnh hơn rất nhiều. Công suất từ 750w tới 4Kw. Trên SK dùng nó trong những scene cao trào kết hợp với khói và lazer.




-Đèn cực tím (UV) (black light) : Dùng làm màu nền của SK khi tắt hết đèn. Có thể giữ sáng liên tục, không tắt trong khi biểu diễn. Ánh sáng của loại này sẽ pha vảo những màu khác làm tươi màu lên, nổi bật nhiều màu có đặc tính phản quang, nhất là màu trắng. Có 2 loại đèn UV black và blue, loại blue màu ra sáng hơn loại black.



-Đèn mặt trời (sun light) : Có 2 loại, đơn và đôi, loại đôi có 2 tia sáng giống ánh sáng mặt trời quay ngược chiều nhau. Trên SK thường đặt chính giữa chiếu vào phông, sau lưng bộ trống jazz. Đèn này chỉ chơi lúc mở màn hay mở đầu bài nhạc, chưa có ánh sáng. Không nên lạm dụng nhiều, hóa nhàm.



-Đèn trung tâm (centre-piece) : Đã gọi là đèn trung tâm nên bao giờ cũng đặt chính giữa. Ở SK nên chiếu vào phông tạo hoa văn linh động.




-Đèn lazer : Do diode silicon phát sáng tạo thành tia sáng thẳng, không bị khuyếch tán tia nên có thể chiếu rất xa. Tùy theo màu sắc lựa chọn, có những bước sóng như : red=628nm, green=532nm và blue=446nm. Thường mỗi đèn chỉ có 1 tia đỏ hay lục. Nếu pha hai màu đỏ và lục sẽ có 8 màu và sẽ là 16 màu nếu có lazer 3 tia màu, đặc biệt có thêm màu trắng vì 3 màu cộng lại. Riêng bước sóng màu đỏ rất hại cho mắt con người, khi sử dụng không nên chiếu thẳng trực tiếp vào mắt, cùng lắm chỉ được quét qua thật nhanh thôi.

Công suất phát sáng của đèn lazer từ 5mW tới 20W. Trước đây vài năm, những loại đèn có công suất trên 3W phải chế tạo bằng Vacuum tube nên cồng kềnh, đôi khi còn phải giải nhiệt bằng nước nhưng đến nay đã được dần dần thay thế bằng bán dẫn.

Cách sử dụng lazer rất phức tạp. Có thể điều khiển nhiều kính chỉnh tia cho phản chiếu làm thành hình gấp khúc hoặc dùng motor chiếu ra những làn sóng. Với 2 kính có motor quay ở 2 góc tọa độ xy, có computer xử lý, nó có thể vẽ thành nhiều hình bất kỳ, có thể vẽ thành 1 đoạn phim hoạt hình như nhiều hãng chế tạo đã demo.

Thiết bị phụ trợ cho lazer là những màn khói, màn vải thưa và cầu kỳ hơn có thể dùng màn nước bằng những tia nước phun thành mặt phẳng để tia lazer xuyên qua trở nên lung linh hơn. Bạn nào có xem buổi khai và bế mạc Seagame VN tại sân Mỹ Đình có lẽ đã thưởng thức kỹ thuật này.







-Những thiết bị phụ trợ khác : Tuy không phải là đèn chiếu sáng nhưng các thiết bị này cũng góp phần tạo cho SK đa dạng hơn :

Trái châu kính phản chiếu tia : Nếu muốn làm ánh sao trên bầu trời thì dùng thiết bị này đặt gần phông, dùng tia sáng nhỏ chiếu vào.

Đèn tạo mây : Như một đèn chiếu phim slide có hình mây, cho di chuyển thật chậm.

Máy tạo khói : Đã viết trong các bài trước.

Máy phun bong bóng : Như các em nhỏ chơi trò thổi bóng xà phòng, như sử dụng máy sẽ ra nhiều hơn và liên tục.

Máy tạo tuyết : Gồm những bọt xà phòng nhỏ li ti kết dính lại, trông xa giống tuyết rơi. Lưu ý khi sàn sân khấu bằng gỗ trơn hay gạch men, coi chừng diễn viên bị té ngã vì rất trơn.

Máy phun conffeti : Để ý khi phun vào nhũng thiết bị điện vì giấy có tráng nhôm, có thể dẫn điện gây đoản mạch.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét